Sau năm 2030, bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm gồm: khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển). Ranh giới chính thức của các đô thị được xác định theo quyết định thành lập đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng Tp.HCM theo mô hình thành phố đa trung tâm. Các đô thị trực thuộc TP được định hướng quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững theo.
Trước đó, theo đề xuất của TS Trần Du Lịch, thay vì chuyển đổi các huyện thành quận, Tp.HCM nên định hướng tổ chức các huyện đủ điều kiện thành các thành phố trực thuộc. Trong giai đoạn từ nay đến đầu năm 2030, thành phố cần nghiên cứu tổ chức thêm 1 - 2 thành phố mới.
Sau năm 2030, huyện Củ Chi và Cần Giờ có thể nâng cấp thành thành phố trực thuộc. Như vậy, toàn Tp.HCM sẽ bao gồm một đô thị trung tâm và 5 thành phố vệ tinh: Thủ Đức (phía Đông), Tây, Nam, Bắc và đô thị sinh thái biển Cần Giờ.
Bên cạnh đó, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung thực hiện các dự án giao thông chiến lược. Thành phố cần hoàn thành các tuyến đường Vành đai 2, 3 và 4, đồng thời triển khai trục giao thông Bắc - Nam cũng như tuyến đường ven sông Sài Gòn theo quy hoạch. Đặc biệt, trong giai đoạn 2025 - 2026, Tp.HCM cần ưu tiên xử lý các điểm nghẽn tại các cửa ngõ như Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, Quốc lộ 1 và Quốc lộ 50